Hiện tượng Stagflation là hiện tượng gắn liền với khủng khoảng kinh tế 1970s. Stagflation = Stagnation + inflation (kinh tế trì trệ + lạm phát, thất nghiệp tăng). Đây là hiện tượng tăng trưởng kinh tế chậm, tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp tăng. Ứng với thời điểm 1970s tại Mỹ và các nước Phương Tây khi GDP giảm liên tục qua các quý, lạm phát tăng gấp 3 lần.
Nguyên Nhân Dẫn Tới Hiện Tượng Stagflation 1970s
Thứ nhất, Supply shocks (ảnh hưởng bên ngoài). Khi đó OPEC cấm xuất khẩu dầu sang Mỹ để phản đối Mỹ và Phương Tây ủng hộ Isorael đánh Ả-rập. Trước khi lệnh cấm vận ban hành, giá thùng dầu từ $3 lên $10 vào năm 1974. Dù OPEC đã dỡ bỏ lệnh cấm này sau đó, tuy nhiên hệ quả của nó vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng trên nền kinh tế Mỹ và các nước Phương Tây lúc bấy giờ. Chưa kể việc ảnh hưởng chiến tranh Mỹ và Việt Nam vào những năm 1970, khi Mỹ bỏ ra nhiều tiền để đánh Việt Nam mà vẫn thua.
Xem thêm: Cách ngân hàng kiếm tiền như thế nào?
Thứ 2, Sự kém cỏi trong điều hành chính sách kinh tế. Thập niên 1970S chính sách của Tổng Thống Nickson là
+> Tăng 10% thuế hàng hóa nhập khẩu.
+> Đóng băng lương và giá cả trong 90 ngày để bình ổn giá
+> In rất nhiều tiền. Khi nhà nước in nhiều tiền đẩy ra cho người dân, trong khi đó giá cả tăng vọt, thì đồng tiền đẩy ra không có ý nghĩa tăng trưởng KT nữa. (chính sách bị đi sai mục đích kinh tế.) Khi lạm phát tăng cao, nhà nước in thêm nhiều tiền đưa cho người dân làm đồng tiền đi sai mục đích.
Milton Friedman (nhà kinh tế học đạt giải Noben người Mỹ) được cho là người có tầm ảnh hưởng nhất trong nửa sau thế kỷ 20 đã chỉ trích thậm tệ việc “chính phủ Mỹ không quyết đoán trong chính sách kinh tế, đã in nhiều tiên trong khi lạm phát tăng, khiến nên kinh tế bị siêu lạm phát và làm cho tình hình trở lên khó xử lý hơn.”
Lạm phát tăng khiến người ta rút tiền ra khỏi thị trường chứng khoán. Nhân viên đòi tăng lương để bù đắp chi phí sinh hoạt ngày một tăng cao. Doanh nghiệp đồng ý tăng lương thì phải tăng giá thành sản phẩm để bù đáp cho phần tăng chi phí lương, dẫn tới giá sản phẩm dịch vụ tăng. Dẫn tới một vòng lặp không nối thoát.
Stagflation khác hoàn toàn với Recession (suy thoái kinh tế). Suy thoái kinh tế thường chỉ khiến kinh tế đi xuống một vài quý và là hệ quả tất yếu của chu kỳ kinh tế. Stagflation của thập niên 1970s nó diễn ra trong 10 năm và FED đã phải tăng lãi suất lên 20% mới khiến tình hình kinh tế ổn định trở lại.
Hiện tượng Stagflation đã khiến cho quan điểm William Philip (1958) nhà kinh tế người New Zealand trở nên lỗi thời. Vì nhà nghiên cứu này, sau khi nghiên cứu hình thành phát triển kinh tế đã đưa ra mô hình giải thích mối tương quan giữa lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp. Ông cho rằng hai cái này có mối quan hệ bền chặt với nhau. Nghĩa rằng: “khi kinh tế tăng trưởng, nhu cầu mua sắm tăng theo, qua đó lạm phát tăng, thị trường có nhu cầu lao động để sản xuất dịch vụ tăng và tỷ lệ thất nghiệp giảm. Ngược lại, kinh tế đi xuống, giá cả sẽ giảm vì người ta sẽ mua sắm ít đi, lạm phát sẽ giảm, nhân công bị cắt giảm để giảm chi phí, lương thưởng vì thế cũng cắt giảm theo, thất nghiệp gia tăng.” Tuy nhiên khi hiện tượng Stagflation diễn ra làm cho quan điểm này đã không còn đúng nữa.
Liệu Stagflation của những năm 1970s có trở lại?
Quan điểm Stagflation có thể trở lại: Tại Hội nghị bàn tròn bán niên 2022 của các nhà kinh tế học tổ chức tại mỹ, có tới 80% số người cho rằng stagflation sẽ tới và ảnh hưởng dài hạn tới nên kinh tế Mỹ. Họ cho rằng, lạm phát Mỹ tăng 8,5% vào tháng 4 là cao nhất kể từ năm 1981 tới nay. Cung tiền đã lập đỉnh điểm so với hơn 10 năm gần đây, giá dầu tăng lên rất mạnh.
Quan điểm ngược lại thì cho rằng: Stagflation ảnh hưởng bởi 3 yếu tố diễn ra trong khoảng thời gian dài trong một vài quý chẳng hạn như: Tăng trưởng kinh tế chậm + lạm phát tặng + thất nghiệp tăng. Tuy nhiên hiện nay lại cho thấy:
+> Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ và Châu Âu đã được kiểm soát ổn định
+> Khác biệt 1970s và hiện nay là:
-> Nên kinh tế hiện nay ít phụ thuộc vào dầu so với những năm 1970. Báo cáo cho rằng, ảnh hưởng của Opec trên nền kinh tế đã giảm từ 56% xuống còn 40%.
-> Nước Mỹ từ một nước nhập khẩu dầu thành một nước xuất khẩu dầu khi người ta nghiên cứu ra kỹ thuật khai thác dầu khoan ngang ứng dụng thủy lực, thay vì khoan thẳng như trước. Kỹ thuật khai thác hiệu quả dầu từ đá phiến cho phép Mỹ tính đến việc bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu loại tài nguyên thiết yếu này.
-> Ngoài ra để tạo ra $1000 GDP toàn cầu chỉ cần 0,43 thùng dầu so với 1 thùng dầu của năm 1973. Sự giảm phụ thuộc vào dầu đã giảm 57% trong vòng 50 năm qua.
-> Người dân năm 1970 chịu ảnh hưởng giá năng lượng nhiều hơn bây giờ. Giá dầu, ga, và nhiên liệu chỉ chiếm 4,3% giảm hơn nhiều so với 7% của những năm 1970. Các hộ gia đình giành 8,23% chi phí trả nợ giảm so với 10% năm 1970.
-> Sau nhiều bài học trong lịch sử, cục dự trữ FED đã có nhiều bài học để đưa ra quyết định tốt hơn. FED đãy đẩy lãi suất tăng cao ngay để đối phó với lạm phát.
-> Ảnh hưởng chiến tranh Mỹ và Việt Nam vào những năm 1970, khi Mỹ bỏ ra nhiều tiền để đánh Việt Nam mà vẫn thua, chưa kể việc ủng hộ Israel khiến cho giá dầu tăng cao trong thập niên 1970.
0 Comments