CÁCH NGÂN HÀNG KIẾM TIỀN

Chúng ta hàng ngày giao dịch, chuyển nhận tiền và gửi tiết kiệm tại ngân hàng, nhưng có bao giờ chúng ta tự hỏi cách ngân hàng làm ra tiền như thế nào không? Việc cho rằng ngân hàng luôn an toàn có thật sự đúng không? Nếu ngân hàng phá sản thì sẽ ra sao? Bài viết này sẽ giải đáp cho các bạn một cách đơn giản những thắc mắc kể trên.

Cách Ngân Hàng Kiếm Tiền

Các Nguồn Thu Chính Của Ngân Hàng (Ngân hàng thương mại). Ngân hàng có 2 nguồn thu chính từ các khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức.


Xem thêm: Stagfation (Lạm Phát Đình Trệ) Là gì?


Nguồn thu từ khách hàng cá nhân.

+ Tài khoản thanh toán

+ Tiết kiệm

+ Thẻ ghi nợ/ thẻ tín dụng.

+ Cho vay. Vay tiêu dùng, mua nhà, ô tô, kinh doanh…

+ Bảo hiểm

+ Chuyển - nhận tiền

+ Đầu tư chứng khoán.

+ Đầu tư quỹ mở. Thường cái này được giao dịch thông qua công ty con.


Nguồn thu từ khách hàng tổ chức: là các Định chế tài chính: Ngân hàng, bảo hiểm, công ty tài chính. Doanh nghiệp: Lớn, vừa, nhỏ, mới, FDI….

+ Cho vay.

+ Quản lý tài khoản.

+ Dịch vụ thẻ

+ Ngoại hối.

+ Bảo hiểm/ bảo lãnh.

+ Quản lý tài sản.

+ Ngân hàng đầu tư (investment Banking).


Hoạt Động Tín Dụng


Hoạt động tạo ra nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng là hoạt động tín dụng (cho vay). Nguồn tiền Ngân hàng cho vay được đến từ túi tiền người dân gửi vào tài khoản tiết kiệm hay gửi vào tài khoản ngân hàng. Ngân hàng sẽ thu khoản lãi chênh lệch so với khoản phải chi trả cho khách gửi tiền tại ngân hàng (NIM). Ngân hàng sẽ thu khoản lãi chênh lệch cao hơn đôi với những nhóm khách hàng có mức độ rủi ro cao. Ngược lại, đối với nhóm khách hàng có điểm tín dụng cao thì sẽ được vay với lãi suất ưu đãi hơn.


Ngân hàng chia khách hàng thành những nhóm nợ khác nhau

  1. Nợ đủ tiêu chuẩn.
  2. Nợ cần chú ý.
  3. Nợ dưới tiêu chuẩn.
  4. Nợ nghi ngờ.
  5. Nợ có khả năng mất vốn. (không có khả năng thu tiền từ nhóm này)

NIM (Net interest Margin) = Lãi thu được - Lãi tiền gửi Khách hàng. Ví dụ, ngân hàng cho khách hàng vay với lãi suất 9%, lãi tiền gửi tiết kiệm ngân hàng phải trả 6%. Khoản chênh lệch 9%-6%=3% gọi là NIM.


Ngân hàng sẽ tìm cách để đẩy lãi suất cho vay làm sao cho cao nhất, lãi tiền gửi thấp nhất có thể để đẩy chỉ số NIM lên cao nhất có thể.


Các khoản chi phí ngân hàng phải trả:

+ Chi phí vốn gửi.

+ Lương nhân viên.

+ Chi phí vận hành quy trình tín dụng: thẩm định, phê duyệt tín dụng, giải ngân cho vay, quản lý sau tín dụng.


Reserve Requirements (tỷ lệ dự trữ bắt buộc). Các ngân hàng thương mại bắt buộc phải có một khoản dự trữ nhất định. Ví dụ, bạn gửi 10tr tại Ngân hàng, ngân hàng chỉ được phép cho vay 9tr, còn 1tr phải nhét vào két tại ngân hàng nhà nước (dự trữ bắt buộc 10%). Sử dụng công cụ này, ngân hàng nhà nước quản lý cung tiền của thị trường tiền tệ. Trường hợp cung tiền nhiều, ngân hàng nhà nước sẽ yêu cầu tỷ lệ dự trữ phải cao hơn. Thực tế chứng minh chỉ có 8% lượng tiền lưu hành trên thế giới là tiền mặt (tiền vật lý), 92% còn lại là tiền ảo (tiền giao dịch qua tài khoản ngân hàng).


Hoạt Động Phi Tín Dụng (thu nhập ngoài lãi).

Thu phí:

+ Thu phí chuyển tiền.

+ Phí rút tiền ATM

+ Phí phát hành và duy trì thẻ tín dụng.

+ Phí dịch vụ ngân hàng điện tử.

+ Phí tin nhắn SMS

+ Phí dịch vụ bảo hiểm/ bảo lãnh.

+ Phí phạt trả nợ muộn.

+ Phí phạt trả nợ sớm

+ Phí interchange.


Doanh thu khác

+ Ngoại hối

+ Kinh doanh chứng khoán.

+ Bán trái phiếu.

+ Bán bảo hiểm…


Theo luật hiện hành mới của Việt Nam, ngân hàng có khả năng bị phá sản. Tuy nhiên, cho tới hiện nay chưa có một ngân hàng nào tại Việt Nam từng bị phá sản vì ngân hàng nhà nước luôn có những giải pháp để giải cứu bằng cách mua lại hoặc xác nhập.


Post a Comment

0 Comments