Bí Kíp Ưu Hóa Tìm Kiếm Onpage Cho Website SEO Hiệu Quả

Để SEO Onsite hiệu quả, ta cần thực hiện tối ưu hóa tìm kiếm website SEO trước, nghĩa là tối ưu hóa bộ khung cho website, sau đó ta mới tối ưu hóa web page, nghĩa là tối ưu hóa cho từng từ khóa, nhóm từ khóa cụ thể tại web page. Sai lầm phần lớn người làm SEO là chỉ tối ưu hóa cho web page, chứ không tối ưu hóa cho website SEO, do đó làm giảm hiệu quả SEO nói chung, bao gồm tất cả các web page chứa trong website đó.
Cách Tối Ưu Hóa Tìm Kiếm Onpage Website SEO Hiệu Quả
Cách Tối Ưu Hóa Tìm Kiếm Onpage Website SEO Hiệu Quả

Như chúng ta đã biết SEO được phân thành 2 nhánh chính.
(1) Onsite SEO (SEO tại website).
(2) Offsite SEO (SEO diễn ra bên ngoài website)

Onpage SEO, ta chia làm 2 cấp độ SEO cho website và SEO cho web page (trang web riêng lẻ trong website hay các trang con của website)

Để SEO phát huy hiệu quả trước tiên ta cần phải xây dựng bộ móng và khung website sao cho tối ưu hóa tìm kiếm. Đây chính là việc SEO cho website. Sau đó ta mới tiến hành SEO cho từng trang nội dung hay SEO web page.

SEO cho website bao gồm 8 nội dung chính:
(1) Cấu trúc website.
(2) Địa chỉ URL,
(3) Thiết kế,
(4) Liên kết nội trang.
(5) Liên kết mạng xã hội,
(6) Tên miền,
(7) Tốc độ truy cập,
(8) Tối ưu hóa cho Mobile.

1. Cách tối ưu hóa cấu trúc website để thân thiện với SEO.

Tối ưu hóa SEO cấu trúc website. Google đánh giá website tương tự như người dùng đánh giá website đó. Website dễ sử dụng, dễ di chuyển giữa các trang, dễ khám phá nội dung của website được người dùng đánh giá cao. Google cũng đánh giá tương tự như vậy.

Google dựa vào trải nghiệm của người dùng tại website để đánh giá website đó. Cụ thể thời gian lưu lại của khách hàng tại website càng lâu, số lượng nội dung được đọc trên website càng nhiều...cho thấy người đọc đánh giá cao website đó, lúc nào Google cũng xếp hạng cao cho website.

Cấu trúc website có ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm người dùng, vì thế chúng có ảnh hướng lớn đến hiệu quả SEO.

Một cấu trúc website thân thiện SEO bao gồm:
(1) Giúp người dùng có trải nghiệm tốt tại website, bằng cách dễ dàng xem, di chuyển, khám phá...
(2) Thuận tiện để Robot của Google lập chỉ mục (index) nội dung. Cụ thể là giúp Robot tìm thấy các web page bên trong website để lập chỉ mục. Có được Index của Google thì các web page mới có thể xuất hiện trên các trang kết quả tìm kiếm. Cấu trúc website trực quan và dễ cho người dùng tìm kiếm nội dung là cấu trúc đi từ tổng quát tới chi tiết. Thuật ngũ gọi là cấu trúc kim tự tháp (pyramid). Cấu trúc kim tự tháp từ trang chủ đến trang chuyên mục, từ trang chuyên mục đến các trang chi tiết. Cấu trúc này phù hợp với những người tìm kiếm thông tin trên website, cũng như cách giúp robot lập chỉ mục. Vì vậy, đây là cấu trúc được khuyến khích nên sử dụng.

Để cấu trúc website hiệu quả, ta cần tránh nhiều cấp, không nên quá 3 cấp từ trang chủ tới trang chi tiết. Để người dùng đến trang nội dung họ không cần phải đi qua nhiều bước. Cấu trúc nhiều cấp sẽ khiến người dùng nản trí vì có thể bỏ giữa chừng mà không khám phá thêm nội dung. Đối với SEO, những web page xếp ở đáy kim tự tháp thì khó có được xếp hạng cao.
Cách Tối Ưu Hóa Tìm Kiếm Onpage Website SEO Hiệu Quả - Sơ Đồ Kim Tự THáp
Sơ đồ kim tự tháp

Cấu trúc kim tự tháp ta cần phải đảm bảo trang chủ liệt kê gà gắn link đến tất cả các chuyên mục. Trang chuyên mục liệt kê và gắn link đến tất cả các trang chi tiết. Điều này cũng có nghĩa là luôn luôn phải có các trang chuyên mục. Nếu không có các trang chuyên mục đóng vai trò tổng hợp thì khả năng các trang chi tiết không được link tới là cao. Khi đó chúng không được tìm thấy để lập chỉ mục. Nhờ các link liên kết này mà người dùng cũng như Google có thể tìm đến tất cả các trang chi tiết trong website.

2. Cách Tối Ưu Hóa SEO địa chỉ URL.
Để website thân thiện với SEO, cấu trúc địa chỉ (URL) của website cũng cần phải thân thiện với SEO.

Thế nào là URL thân thiện với SEO?
- URL có thể đọc được bởi người dùng, có ý nghĩa, và giúp người dùng và robot có thể đoán được nội dung chứa trong đó.
- URL không thân thiện là chứa các ký tự hay mã mà người ta không thể đọc được.

Ví dụ,
URL thân thiên: nguyenhung.info/chien-luoc-marketing-online
URL này có thể đọc được bởi người dùng và có ý nghĩa, giúp người dùng có thể đoán được nội dung chứa bên trong.

URL không thân thiện: nguyenhung.info/index.php?option=com_content&task=view&id+3272&ltemid=43
URL này chứa các ký tự mà ta không thể đọc được bằng mắt thường, những ký tự này chỉ có thể hiểu được bằng máy tính.

Để URL thân thiện, ta chỉ cần yêu cầu người lập trình viết lại đường dẫn (rewriteurl) theo hướng thân thiện. Đây là kỹ thuật đơn giản mà đa số người lập trình nào cũng biết.

Một số mẹo khác để URL thân thiện với SEO:
- Dùng dấu "/" để ngăn cách thư mục, và dấu gạch giữa "-" để ngăn cách các từ.
- Không nên dùng dấu gạch dưới hoặc khoảng trống để ngăn cách các từ.
- URL ngắn thì tốt hơn URL dài.
- Dũng chữ, không nên dùng số.
- Chỉ nên dùng chữ thường, không nên dùng chữ in hoa.

3. Cách Tối Ưu Hóa Thiết Kế Website.
Về nguyên tắc chung, thiết kế nào giúp người dùng có trải nghiệm tốt thì cũng sẽ tốt về mặt SEO. Vì thế hãy tập trung thiết kế làm sao để người dùng có trải nghiệm tốt, khi đó website cũng sẽ tự động thân thiện với SEO.

Một thiết kế thân thiện SEO cần:
- Giúp người dùng dễ dàng sử dụng nội dung của website.
- Dễ dàng di chuyển đến các nội dung các trang.
- Dễ dàng khám phá nội dung của website.
- Thu hút và giữ chân người dùng trên website càng lâu càng tốt.

Vì sao thiết kết đạt yêu cầu này lại giúp tối ưu hóa SEO?
Vì khi người dùng có trải nghiệm tốt tại website, thì thời gian lưu lại tại website càng cao. Số lượng nội dung nhiều hơn và số lượng like, comment, share cũng nhiều hơn. Đây là những thước đo quan trọng mà qua đó Google đánh giá chất lượng của website. Những yếu tố này càng cao thì website càng được đánh giá chất lượng và có uy tín và khi đó Google được đánh giá xếp hạng tốt hơn.

Lưu ý quan trọng là thiết kế website cần đảm bảo Robot Google có thể đọc được nội dung để lập chỉ mục (index). Cụ thể là thiết kế không nên sử dụng Flash, vì Robot không thể đọc được nội dung trong đó.

Cách Thực hiện tối ưu hóa thiết kế website. Để thân thiện SEO, ta thiết kế theo hướng sau:

(1) Thiết kế thu hút, thuyết phục đối với người dùng sẽ có hiệu quả cao về SEO.
- Thiết kế nghiêm túc, chuyên nghiệp, thuyết phục giúp giữ chân người dùng. Điều này có lợi đối với người dùng và SEO.
- Hãy tạo hình ảnh to, rõ vì chúng có sức thu hút cao đối với người dùng. Tham khảm trang breitling.com
- Nếu được hãy sử dụng video càng nhiều càng tốt. Vì ngày nay con người có xu hướng bị bội thực về thông tin khi đó người ta có ít kiên nhẫn đọc một bài viết dài. Ngược lại xem một video thì dễ dàng hơn nhiều. Sử dụng video giúp tăng đáng kể thời lượng khách hàng ở lại website. Điều này có lợi cho SEO.
- Ta nên ưu tiên trình bày những nội dung đặc sắc của website từ đó giúp khách hàng nhanh chóng tìm thấy những nội dung hữu ích. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách cho đề xuất nội dung được người đọc xem nhiều. Điều này giúp tăng uy tín cũng như thời lượng ở lại website.

(2) Công cụ điều hướng dễ hiểu, thuận tiện cho người dùng sẽ có hiệu quả cao về SEO. Các công cụ điều hướng giúp người dùng dễ dàng di chuyển và khám phá nội dung website.  Thiết kế các công cụ điều hướng hiệu quả giúp người dùng có trải nghiệm tốt hơn tại website vì vậy đêm lại hiệu quả cao hơn về SEO.
- Thanh menu ngang. Thường được dùng để liệt kê các thư mục quan trọng bên trong website. Khi nhấp chuột vào các thư mục ta được dẫn đến các thư mục này.
- Thanh Menu dọc. Thường được dùng để liệt kê các ngành hàng tại website.
- Breadcrumb. Đây là công cụ điều hướng giúp người dùng biết mình đang ở đâu trong website, từ đó có thể di chuyển dễ dàng.
- Liên kết chân trang. Thường liệt kê các đường dẫn ít quan trọng trong website, đặc biệt là các trang không liên quan đến bán hàng. Lưu ý là ta cần tránh trùng lập lại với các thanh menu ngang và dọc. Nếu chúng ta lặp lại, có thể bị xem là lạm dụng và có thể bị Google phạt.
- Banner quảng cáo. Giúp định hướng khách hàng tới các sản phẩm, dịch vụ mà ta ưu tiên

(3) Áp dụng các tính năng giúp người dùng dễ dàng khám phá nội dung của website sẽ có hiệu quả cao về SEO.
- Chức năng phân loại nội dung (catergory, tag). Giúp  người dùng dễ dàng tìm kiếm các chủ đề mà mình quan tâm. Ví dụng trang moz.com, ta thấy mục phân loại catergory. Trong đó ta có thể chọn các loại nội dung khác nhau, như SEO hay xây dựng thương hiệu branding. Bằng cách này moz dễ dàng phân loại nội dung mà người đọc quan tâm. Chúng cũng giúp người dùng có thể biết có những loại nội dung nào đang có tại website và khám phá nội dung mới.
- Công cụ tìm kiếm bên trong website. Tìm kiếm nội dung bên trong website là hành động phổ biến của người dùng. Đặc biệt là tại các website lớn có nhiều nội dung. Chức năng này giúp tìm kiếm nội dung bằng cách gõ từ khóa vào ô tìm kiếm.
- Liên kết trực tiếp giữa các sản phẩm, như sản phẩm liên quan, sản phẩm bổ sung... Bằng cách này ta có thể giới thiệu những sản phẩm mới liên quan tới sản phẩm vừa mua. Điều này giúp thúc đẩy doanh số và giúp khách hàng khám phá ra sản phẩm mới.

4. Liên Kết Nội Trang (internal link). 

Liên kết nội trang (internal link) là gì? Internal link là các link liên kết từ một web page bên trong website đến một web page khác cùng bên trong website đó.
Cách Tối Ưu Hóa Tìm Kiếm Onpage Website SEO Hiệu Quả - Internal Link
Internal Link

Tầm quan trọng của internal link? Internal link quan trọng đối với cả người dùng và SEO.
- Đối với người dùng, internal link giúp tìm thấy và di chuyển đến các web page một cách nhanh chóng. Giúp người dùng khám phá nội dung mới và giữ chân họ lâu hơn tại website.
- Về SEO, internal link giúp robot của Google tìm thấy các web page của website để lập chỉ mục (index).
- Internal link là dấu hiệu để Google đánh giá một web page nào đó của website là quan trọng. Một web page có nhiều internal link dẫn đến được Google xem là quan trọng hơn và xếp hạng cao hơn. Internal link giúp người dùng có trải nghiệm tốt tại website, tăng hiệu quả SEO.

Cấu trúc website giúp liên kết nội trang hiệu quả. Chúng ta xây dựng Internal link thông qua cấu trúc của website. Cấu trúc website dạng kim tự tháp (pyramid) giúp tất cả trang web đều được liên kết và index (lập chỉ mục). Vì Robot của Google lần theo các Internal link để đến các web page bên trong website để lập chỉ mục (index) cho các web page đó. Khi áp dụng cấu trúc kim tự tháp, thì luôn luôn có những Internal link từ trang cấp cao đến trang cấp thấp hơn. Ví dụ, từ trang chủ đến trang chuyên mục, từ trang chuyên mục đến trang chi tiết. Nhờ mạng lưới Internal link này tất cả các web page đều được tìm thấy và lập chỉ mục bởi Google. Để xây dựng Internal link hiệu quả, trước tiên ta phải xây dựng website dạng kim tự tháp.

Các dạng liên kết nội trang. 
- Internal link trong các thanh điều hướng như manu ngang, dọc, chân trang, banner...
- Internal link từ trang chuyên mục đến trang chi tiết.
- Internal link đơn lẻ từ một web page đến một web page khác. Loại Internal link này được áp dụng khi một web page tham chiếu đến một web page khác. Bằng cách đặt Internal link ta dẫn dắt người dùng đến trang tương ứng. Những internal link như vậy giúp định hướng người dùng tới trang liên quan. Nó khuyến khích họ khám phá nội dung mới. Tại website, nếu cố một web page với nội dung quan trọng mà ta muốn nhiều người biết đến hay để trang này được xếp thứ hạng cao, hãy đi internal link dẫn về web page này.

5. Tối ưu hóa SEO liên kết mạng xã hội.

Mạng xã hội giúp đưa thông tin đến nhiều người và giúp người dùng tương tác với website. Điều này có lợi cho cả website và SEO.

Cụ thể khi một người like, share, comment trên một nội dung website thì bạn bè của họ trên Facebook, Google Plus sẽ thấy điều này. Giúp nhiều người biết đến nội dung. Nói cách khác tương tác mạng xã hội giúp đưa nội dung đến nhiều người.

Google cũng căn cứ vào mức độ tương tác với mạng xã hội của web page như là một dấu hiệu về chất lượng của web page đó để xếp hạng. Cụ thể là web page nào có nhiều lượt like, share, comment hay +1... được Google đánh giá chất lượng cao hơn và từ đó được xếp hạng cao hơn. Vì vậy, ta cần cài đặt các tính năng tương tác mạng xã hội tại website. Đồng thời thường xuyên kêu gọi người xem tương tác với nội dung của mình.

6. Tối ưu hóa cho tên miền (domain). là một trong những yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến thứ hạng của website trên kết quả tìm kiếm

Theo thời gian, tên miền dần tích lũy uy tín (uy tín tên miền - domain authority). Khi đó tất cả nội dung trong website đó đều được hưởng lợi về SEO, nghĩa là được ưu tiên xếp hạng cao hơn. Điều này cũng giống một người có uy tín cao, thì ý kiến của họ được lắng nghe hơn. Vì vậy, ta cần phải có chiến lược tên miền tốt giúp tăng hiệu quả SEO.

Chiến lược tên miền cho SEO. Hãy chọn ra chiến lược phù hợp để lựa chọn ứng dụng.

(1) Tên miền chứa từ khóa. Ví dụ, tuixachthoitrang.com. Tên miền chứa từ khóa thường được xếp hạng cao trên kết quả tìm kiếm cho từ khóa đó. Nhược điểm của chiến lược này là tên miền có chứa từ khóa thường rất giống nhau. Ví dụ, tuixachthoitrang.com, tuixachthoitranggiare.com, tuixachthoitrangdep.com, hay tuixachthoitranghanghieu.com...Do đó tên miền khó có được sự nổi bật, và người xem khó nhớ được tên miền của ta. Hậu quả là tên miền và thương hiệu không phát triển được.

Tên miền chứa từ khóa cũng bó hẹp phạm vi kinh doanh của ta. Nếu mua tên miền chứa từ khóa "túi xách thời trang" thì ta sẽ bị vướng khi muốn kinh doanh "giày dép thời trang" hay "áo quần thời trang". Sai lầm phần lớn người kinh doanh online vướng phải là mua tên miền chứa từ khóa. Khi đó hiệu quả SEO không lớn, khi đó ta phải trả giá lớn về mặt thương hiệu. Vì vậy, hãy sử dụng tên miền khác biệt, không cần phải chứa từ khóa.

(2) Chiến lược đa tên miền. Chiến lược này họ mua nhiều tên miền cùng một lúc. Trong đó, họ dùng một tên miền khác biệt làm thương hiệu, và nhiều tên miền chứa từ khóa làm web vệ tinh. Mục tiêu là để được xếp hạng cao do tên miền có chứa từ khóa.
Cách Tối Ưu Hóa Tìm Kiếm Onpage Website SEO Hiệu Quả - Chiến lược đa tên miền
Chiến lược đa tên miền

Nhược điểm của cách làm này là chúng phân tán sức mạnh SEO của ta. Vì lúc này, nội dung rải ra nhiều website khác nhau chứ không tập trung vào một tên miền. Hậu quả ta không có một tên miền nào cả mà tất cả đều yếu, nên chúng đều xếp hạng thấp. Ngược lại nếu chúng ta có một tên miền, và dồn tất cả nội dung vào một website, khi đó ta có thể cộng dồn sức mạnh và uy tín SEO vào tên miền này. Theo thời gian, sức mạnh và uy tín tên miền này càng tăng. Khi đó các nội dung đều được hưởng lợi và có thể xếp hạng cao.

Hơn nữa, chi phí duy trì nhiều tên miền là khá lớn, làm cho ta phải tiêu tốn nhiều nguồn lực hơn. Hơn nữa chi phí hosting và chi phí tên miền cũng tăng lên tương ứng. Nhiều người bỏ cuộc giữa chừng do không kham nổi chi phí này. Lúc này mọi điều tích lũy được từ tên miền vệ tinh coi như lãng phí. Kết lại, hãy dùng một tên miền thay vì nhiều tên miền và dồn toàn bộ công sức SEO cho tên miền này. Hãy dùng tên miền khác biệt, thay vì dùng tên miền chứa từ khóa. Điều này giúp chúng ta nổi bật, dễ nhớ và cũng giúp chúng ta uyển chuyển về lĩnh vực kinh doanh.

7. Tối Ưu hóa tốc độ truy cập website. 

Tốc độ truy cập website có ảnh hưởng lớn đến người dùng và cả SEO. Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, nếu website không truy cập được trong vòng 5 giây, thì người dùng lập tức rời bỏ website. Khi đó ta đánh mất cơ hội bán hàng, do tốc độ truy cập ảnh hưởng tới trải nghiệm người dùng, do đó Google cũng dùng để đánh giá thứ hạng của một website. Website nào có tốc độ truy cập nhanh thì được xếp hạng cao, truy cập chậm bị xếp hạng thấp hơn. Google khuyến cáo website tốc độ truy cập trong vòng 2 giây để được đánh giá và xếp thứ hạng tốt.

Hãy tưởng tượng ta bỏ nhiều công sức để xây dựng nội dung SEO, nhưng do tốc độ tài trang chậm, khiến cho nội dung của ta xếp hạng thấp. Do đó, toàn bộ công sức của ta làm SEO trở nên uổng phí. Vì vậy, hãy cố gắng tối ưu hóa tốc độ truy cập website nhanh nhất có thể. Tốt nhất là trong vòng 2 giây.

8. Tối ưu hóa cho Mobile.

Tỷ lệ truy cập từ Internet từ mobile rất đáng kể, tại việt nam có hơn 35%, Mỹ là hơn 50% và tỷ lệ này vẫn đang tiếp tục tăng. Vì vậy, website của ta cũng cần phải thân thiện với mobile để cung cấp cho người dùng có trải nghiệm tốt hơn. Hơn nữa, Google xét đến tính thân thiện với mobile để xếp thứ hạng. Nếu website nào không thân thiện với mobile sẽ bị xếp thứ hạng thấp. Vì vậy, để website có thứ hạng cao, đối với tìm kiếm trên mobile, website cần phải thân thiện với mobile (mobile friendly).

Để thân thiện với mobile ta có 2 cách.
(1) Thiết kế website dành riêng cho mobile.
(2) Áp dụng kỹ thuật responsive design khi thiết kế website. Áp dụng kỹ thuật này website của ta tự động co dãn để tương thích với máy tích hoặc mobile.

Post a Comment

0 Comments