Tối Ưu Hóa Trong Quảng Cáo Facebook (Optimising)

Chức năng tối ưu hóa quảng cáo Facebook rất hữu ích, giúp ta đạt được mục tiêu đề ra nhiều nhất có thể. Facebook giúp tối ưu hóa nhằm đạt được nhiều mục tiêu mong muốn. Trong bài này ta sẽ cùng nhau nghiên cứu cách tối ưu hóa quảng cáo Facebook nhằm đặt được hiệu quả cao.
>>> Saved Audience Facebook Là Gì?
>>> Lookalike Audience Của Facebook Là Gì?
>>> Custom Audience Facebook Là Gì?
>>> Một Số Custom Audience Thường Được Áp Dụng Trong Thực Tiễn.
Tối Ưu Hóa Trong Quảng Cáo Facebook (Optimising)


1. Tối Ưu Hóa Trong Quảng Cáo Facebook (Optimising) là gì?
Facebook hỗ trợ nhiều phương thức tối ưu hóa quảng cáo khác nhau để giúp ta đạt được mục tiêu mong muốn.
Ví dụ: Tối ưu hóa (optimize) theo:
- Website conversion (chuyển đổi tại website: đầu mối khách hàng (lead) - Đơn hàng thành công (checkout...)
- Click to website (click về website).

Khi đó Facebook sẽ ưu tiên hiển thị quảng cáo đến những người có xu hướng thực hiện các hành động mà ta mong muốn. Điều này giúp đạt mục tiêu nhắm tới nhiều nhất có thể. Đặc biệt, khi đã chọn một phương thức để tối ưu hóa quảng cáo, Facebook cho phép ta đấu thầu mua quảng cáo (bidding) trên tiêu chí mà ta đã chọn. Ví dụ: Đấu thầu mua quảng cáo theo đầu mối khách hàng (lead), đơn hàng thành công (checkout)... Điều đó có nghĩa, khi có đầu mối khách hàng, hay đơn hàng được thực hiện thì ta mới phải trả phí.

Tính năng trả tiền quảng cáo dựa trên mục tiêu mong muốn là một lợi ích cực kỳ lớn mà chỉ Facebook có thể cung cấp. Tượng tượng, ta biết phải trả tối đa 10 đồng cho 1 đơn hàng có lãi gộp là 30 đồng. Khi đó ta lắm chắc lợi nhuận đẹm lại là 20 đồng. Điều này giúp quán lý rủi ro chi phí và lãi lỗ. Đồng thời cho phép tăng cường độ quảng cáo để bán hàng nhiều hơn mà không lo mất kiểm soát chi phí. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là ta có thể trả tiền quảng cáo thấp bao nhiêu tùy ý. Quảng cáo có giá thầu thấp thì ít hiển thị, thậm chí là không được hiển thị. Vì hệ thống quảng cáo Facebook là một sàn đấu giá. Cụ thể là quảng cáo có giá thầu cao thì được hiển thị nhiều, quảng cáo có giá thầu thấp thì hiển thị ít hơn. Trong điều kiện cạnh tranh như vậy, nếu giá thầu thấp thì sẽ ít được hiển thị, thậm chí là không. Lúc này ta bán được ít hàng hơn hay không bán được hàng.

Để tối ưu quảng cáo trên Facebook, ta tối ưu cho nhóm quảng cáo trong 1 chiến dịch.

Trong nhóm quảng cáo, mục Ngân Sách và Lịch Chạy, ta có thể lựa chọn ngân sách theo ngày hoặc ngân sách trọn đời cho nhóm quảng cáo đó. Giả dụ mình chọn ngân sách theo ngày là 100.000đ, và lựa chọn lịch kết thúc là 10/08/2018.
Tối Ưu Hóa Trong Quảng Cáo Facebook (Optimising) 1

Chúng ta tiếp tục kéo xuống mục Tối Ưu Hóa và Phân Phối quảng cáo.
- Ta chọn loại phân phối quảng cáo: Ví dụ, tương tác bài viết.
- Chiến lược giá thầu: Có thể lựa chọn chi phí thấp nhất (Facebook tự đưa giá thầu vào), hoặc chúng ta đặt giới hạn chi tiêu cho giá thầu. Ta tich vô ô đặt giới hạn giá thầu -> đưa ra mức cao nhất cho giá thầu: Ví dụ 5000đ. Đây là giá thầu tối đa ma ta muốn trả cho mỗi lượt click quảng cáo.
- Loại phân phối: Ta có thể chọn chuẩn hoặc tăng tốc phân phối.
Tối Ưu Hóa Trong Quảng Cáo Facebook (Optimising) 2

2. Những Phương Thức Tối Ưu Hóa Hiệu Quả Nên Áp Dụng.
Ta thấy Facebook luôn lựa chọn phương thức tối ưu hóa mặc định làm mục tiêu chiến dịch. Ngoài những mục tiêu này, Facebook còn bổ sung thêm một số tiêu chí khác. Do số lượng mục tiêu trong Facebook rất nhiều, cho nên số lượng tối ưu hóa cũng nhiều như vậy, thậm chí là hơn. Trong những tiêu chi đó chỉ có một số tiêu chí là hiệu quả, còn lại thì rủi ra rất là lớn.

Những tiêu chí hiệu quả nên áp dụng. 
- Increase Conversion at website (chuyển đổi tại website). Khi chọn mục tiêu này, Facebook đề suất các tiêu chí tối ưu hóa sau:
+> Conversion (chuyển đổi tại website)
+> Theo Link clicks to your website. Click về website.
+> Daily unique reacg ( 1 lần/ người/ ngày).
+> Impression (lượt hiển thị quảng cáo).
Trong đó 2 tiêu chí Conversion Và Link clicks to your website là nên áp dụng. 2 tiêu chí còn lại không hiệu quả, không nên áp dụng. Lý do là khi áp dụng 2 tiêu chí này, Facebook sẽ hiển thị quảng cáo đến nhiều người nhất có thể, cho dù những người này không có tiềm năng chuyển đổi. Khi đó ngân sách quảng cáo cháy rất nhanh, không đem lại lượng chuyển đổi nào đáng kể.

- Send people to your website (đưa người đến website): Khi lựa chọn mục tiêu này, Facebook sẽ đề suất các tiêu chí tối ưu hóa sau:
+> Link clicks to your website. Click về website.
+> Daily unique reacg ( 1 lần/ người/ ngày).
+> Impression (lượt hiển thị quảng cáo).
Trong 3 tiêu chí này, tiêu chí Link clicks nên áp dụng, còn 2 tiêu chí còn lại không hiệu quả, không nên áp dụng. Tóm lại, 2 tiêu chí Conversion (chuyển đổi về website) Và Link clicks to your website là 2 tiêu chí nên áp dụng. 2 tiêu chí này cũng chính là 2 mục tiêu hiệu quả nhất nên áp dụng. Ngoài 2 tiêu chí này, các tiêu chí còn lại có tính hiệu quả kém ta nên cẩn thận khi áp dụng.

3. Những phương thức tối ưu hóa không hiệu quả  nên thận trọng khi áp dụng. 
- Post engagement (tương tác với post: like, comment, share).
- Page like (like fanpage).
- Video views (lượt xem video).
- Reach (số người).
- Daily unique reach (1 lần/ người/ ngày).
- Impression (lượt hiển thị quảng cáo).

Khi đó Facebook hiển thị quảng cáo theo các tiêu chí này nhiều nhất có thể. Tuy nhiên có nhiều like, share, comment, views, và lượt hiện thị không đồng nghĩa với việc bán được hàng. Nói cách khác ngân sách quảng cáo không hiệu quả, không nên áp dụng.

4. Cách chọn tiêu chí tối ưu hóa quảng cáo trên thực tế.
Trong phần này, ta lựa chọn mục tiêu là chuyển đổi (Conversion) ta sẽ thực hiện như sau: Ta vào phần tạo chiến dịch quảng cáo, trong mục tiêu chiến dịch ta lựa chọn chuyển đổi.
Tối Ưu Hóa Trong Quảng Cáo Facebook (Optimising) 3

Chuyển tới mục bên dưới ta có thể đặt tên cho chiến dịch: Ta nên đặt tên chiến dịch theo tên loại quảng cáo ta muốn hướng tới. Ví dụ: "Chuyển đổi SẢN PHẨM GIÀY TÂY". Rồi click tiếp tục.
Tối Ưu Hóa Trong Quảng Cáo Facebook (Optimising) 3

Trong phần Ngân sách và lịch chạy: 
-> Tìm đến tối ưu hóa cho phân phối quảng cáo (Optimization for Ad Delivery): Trong đó nó có 3 mục là (1) Chuyển đổi; (2)Lượt xem trang đích; (3) Số lượt click vào liên kết. Ở đây ta lựa chọn mặc định là chuyển đổi (conversion)

-> Mục khoảng thời gian chuyển đổi (Conversion window): là khoảng thời gian từ khi khách hàng nhấp vào quảng cáo cho đến khi họ thực hiện chuyển đổi. Ở đây có nhiều lựa chọn, nhưng kinh nghiệm cho thấy ta chỉ nên chọn số lần nhấp trong 1 ngày (1 day click) để thúc đẩy facebook tối ưu hóa mạnh mẽ hơn.

-> Mục chiến lược giá thầu (bid amount): Ở đây có 2 tùy chọn
(1) chi phí thấp nhất. Trước đây có tên là đặt giá thầu tự động. Chúng ta có thể đặt cho Facebook tự động đưa ra mức chi phí để phân phối dựa trên ngân sách hàng ngày của bạn. Hoặc bạn có thể lựa chọn "Đặt giới hạn". Trong mục đặt giới hạn, thì Facebook đưa ra 2 tùy chọn là:
(a) đặt giới hạn chi phí;
- Giới hạn chi phí trung bình trên mỗi lượt chuyển đổi.
- Tốt nhất nếu bạn muốn kiểm soát chi phí trung bình trên mỗi kết quả theo thời gian.
- Hạn chế kiểm soát đối với từng chi phí trên mỗi lượt chuyển đổi.
- Chi phí trung bình chi tiêu có thể bằng với hạn mức đưa ra.
(b) đặt giới hạn giá thầu.
- Giới hạn giá thầu cho mỗi lượt chuyển đổi trong đấu giá.
- Tốt nhất nếu bạn biết số tiền tối đa bạn có thể trả để thu được 1 kết quả.
- Khó chi tiêu hết ngân sách.
- Chi phí trung bình khi bạn chi tiêu có thể sẽ thấp hơn so với hạn mức bạn đề ra.
(2) Chi phí mục tiêu: Nếu coi trọng tính ổn định của chi phí hơn việc tối đa hóa hiệu quả của ngân sách, bạn có thể chọn chiến lược giá thầu chi phí mục tiêu. (Lưu ý rằng chỉ các chiến dịch tìm kiếm khách hàng tiềm năng, cài đặt ứng dụng, chuyển đổi và doanh số theo danh mục sản phẩm có thể sử dụng chiến lược đó). Ở đây ta lựa chọn chi phí mục tiêu, với ngân sách là 20.000đ.

Tối Ưu Hóa Trong Quảng Cáo Facebook (Optimising) 4
Hình minh họa cách thức hiện


Nếu ta muốn đưa khách hàng về website, ta nên Lựa chọn chiến dịch mục tiêu là "lưu lượng truy cập":
Các bước thực hiện thì cũng gần giống với thực hiện mục tiêu chuyển đổi (conversion). Nhưng ta sẽ lựa chọn là "lưu lượng truy cập" (sent people to your website)
Tối Ưu Hóa Trong Quảng Cáo Facebook (Optimising) 5

Trọng mục này ta sẽ đặt tên cho chiến dịch, ta nên đặt tên tiếp theo chữ "Lưu lượng truy cập" để ta có thể biết đó thuộc loại chiến dịch nào.
Tối Ưu Hóa Trong Quảng Cáo Facebook (Optimising) 6
Trong phần tối ưu quảng cáo ta có thể thực hiện giống với hình bên dưới:
- Ngân sách: 400.000đ/ngày.
- Lịch chay: Ta có thể chọn đặt ngày kết thúc cho chiến dịch.
- Phần tối ưu hóa cho phân phối quảng cáo: Lựa chọn số lượt click vào liên kết.
- Chiến dịch giá thầu, ta chọn 5000đ cho mỗi lượt click liên kết.
- Thời gian tính phí, ta chọn lượt click vào liên kết thay cho lượt hiển thị. Làm như vậy, chỉ khi nào khách hàng click vào liên kết thì ta mới phải trả tiền cho Facebook.
Tối Ưu Hóa Trong Quảng Cáo Facebook (Optimising) 7
Như vậy, ta đã hoàn tất việc tối ưu hóa trong quảng cáo trong Facebook. Nếu có bất cứ thắc mắc nào các bạn có thể đặt câu hỏi bên dưới.

Post a Comment

0 Comments