Cấu Trúc Chiến Dịch Quảng Cáo Facebook (Campaign)

Cấu trúc chiến dịch quảng cáo Facebook thì gồm có 3 cấp độ chủ yếu như chiến dịch quảng cáo (campaign), nhóm quảng cáo (Ad set), quảng cáo (Ad)
>>> Saved Audience Facebook Là Gì?
>>> Lookalike Audience Của Facebook Là Gì?
>>> Custom Audience Facebook Là Gì?
>>> Một Số Custom Audience Thường Được Áp Dụng Trong Thực Tiễn.
Cấu Trúc Chiến Dịch Quảng Cáo Facebook (Campaign)

1. 3 Thành phần cỗi lõi của một chiến dịch quảng cáo facebook.
- Chiến dịch quảng cáo (Campaign). Mỗi chiến dịch quảng cáo thì có nhiều nhóm quảng cáo khác nhau.
- Nhóm quảng cáo (Ad Set). Mỗi nhóm quảng cáo thì có nhiều quảng cáo khác nhau.
- Quảng cáo (Ad). Phần nội dung cho quảng cáo.

2.  Phạm vi điều chỉnh của mỗi thành phần để có thể sử dụng hiệu quả.

- Chiến dịch (Campaign): Ở cấp độ này ta sẽ xác định mục tiêu (objective) của chiến dịch quảng cáo. Ví dụ:
+> Chuyển đổi về website (conversion).
+> Click về website (click to website).
Để thay đổi mục tiêu (objective) của quảng cáo ta thực hiện ở cấp độ chiến dịch (campaign). Trong quá trình áp dụng quảng cáo Facebook trên thực tế, ta thường xuyên áp dụng thay đổi những cài đặt nhằm giúp quảng cáo đạt được hiệu quả nhiều hơn. Vì vậy, ta cần phải biết thực hiện thay đổi ở cấp độ nào cho phù hợp.

- Nhóm quảng cáo (Ad set). Ở cấp độ Ad set ta sẽ xác định:
+> Đối tượng quảng cáo.
+> Vị trí(placements - như newsfeed, mobile...)
+> Phương thức tối ưu hóa quảng cáo (optimize).
+> Đơn giá đấu thầu.
+> Cách đấu thầu
+> Lịch chạy quảng cáo (ad schedule).
+> Ngân sách quảng cáo (budget).
Vì vậy, nếu muốn thay đổi, bổ sung, hay tạo mới các yếu tố này ta thực hiện ở cấp độ Ad set. Ví dụ, nếu muốn quảng cáo tới một đối tượng quảng cáo mới. Thì ta cần phải tạo một nhóm quảng cáo mới cho đối tượng này. Hay nếu ta muốn thay đổi từ quảng cáo máy tính sang mobile thì ta cũng thực hiện ở cấp độ này. Chứ không phải ở chiến dịch hay quảng cáo.

- Quảng cáo (Ad). Ở cấp độ Ad (quảng cáo), ta xác định:
+> Hình ảnh quảng cáo.
+> Tiêu đề quảng cáo.
+> Thông điệp quảng cáo.
+> Hình thức sáng tạo (photo hoặc video...).
Vì vậy, nếu muốn thay đổi, bổ sung hay tạo mới các yếu tố này ta thực hiện tại cấp độ quảng cáo (Ad). Ví dụ, nếu muốn thử nghiệm một thông điệp có thu hút hay không, ta sẽ thực hiện ở cấp độ quảng cáo (Ad).

Post a Comment

0 Comments