Công Thức Đầu Tư Chứng Khoán Kỳ Diệu

Dưới đây là Công Thức Đầu Tư Chứng Khoán Kỳ Diệu mà các bạn có thể sẽ quan tâm.
>>>Những Sai Lầm Mất Tiền Của phần lớn các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán
>>>Lời Khuyên Cho Người Mới Bắt Đầu Đầu Tư Chứng Khoán
>>>Những Sai Lầm Mất Tiền Của phần lớn các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán.
>>>Những Ưu Thế Tuyệt Vời Trong Đầu Tư Chứng Khoán
Công Thức Đầu Tư Chứng Khoán Kỳ Diệu
Công Thức Đầu Tư Chứng Khoán Kỳ Diệu
1. Lợi thế cạnh tranh lâu bền.
Chúng ta cần phải mua những công ty có lợi thế cạnh tranh lâu bền, sẽ tạo được tỷ suất sinh lời trong tương lai sẽ rất cao. Những yếu tố cấu thành lợi thế cạnh tranh lâu bền bao gồm:
- Công ty có yếu tổ độc quyền hoặc tương tự như độc quyền.
- Những công ty đầu ngành. Ví dụ, sữa thì có công ty Vinamilk
- Những công ty đầu ngành, thì xác suất 20 năm sau nó vẫn là những công ty đầu ngành là 85%. Trong suốt 20 năm đó công ty đó sẽ luôn giữ được ưu thế về thị phần, thương hiệu, quan hệ, đầu vào sản phẩm... Tạo được phần lớn lợi nhuận trong cả ngành đó. Làm cho giá trị nội tại của công ty đó liên tục được tăng lên trong mỗi năm. Điều này làm cho xác suất 85% tài sản của bạn sẽ tăng trưởng trong tương lai.
- Những quỹ đầu tư chứng khoán hàng đầu đều lựa chọn những công ty đầu ngành để đầu tư vào.
- Warren Buffett từng nói rằng, ông thà mua những công ty tuyệt với với mức giá hợp lý, hơn là mua những công ty hợp lý với mức giá tuyệt vời. Công ty tuyệt vời là công ty hàng đầu, luôn có khả năng tạo lợi nhuận trên thị trường.

2. Chỉ số ROE (Return On Equity - Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu).
- Chỉ số ROE của một công ty tốt phải lớn hơn 15%. Còn dưới 15% là những công ty yếu, hoạt động không hiệu quả trong ngành nghề đó.
ROE = LNST_12 tháng / VCSH_gần nhất
- Dùng để đo hiệu quả hoạt động của công ty. Nếu chúng ta mua ck của một công ty có tỷ suất lợi nhuận cao, thì khả năng thành công của chúng ta sẽ lớn.

3. Kinh doanh ổn định.
- Ít nhất 3 năm có kinh doanh tạo doanh thu và lợi nhuận ổn định, bền vững tốt. (Tốt nhất từ 10 năm trở lên).
- Một công ty quá khứ kinh doanh tạo doanh thu và lợi nhuận bền vững, thì tương lai nó cũng sẽ kinh doanh tạo doanh thu, lợi nhuận tốt.

4. Tỷ lệ lãi gộp.
- TỶ LỆ LẠI GỘP = LN GỘP(12tháng) / DOANH THU(12 tháng).
- LỢI NHUẬN GỘP = D THU - GVHB (giá vốn hàng bán)
- Tỷ lệ lãi gộp của một doanh nghiệp mạnh phải trên 15%, tỷ lệ lãi gộp càng cao, chứng tỏ doanh thu trên giá vốn cao.
- Tỷ lệ lãi gộp thấp, chứng tỏ sự cạnh tranh trong ngành đó cao khiến cho xác suất đào thải của ngành đó sẽ cao và doanh nghiệp trong ngành đó cũng có độ rủi ro đào thải cao. Xác suất chúng ta kiếm được tiền trong doanh nghiệp đó cũng ít hơn, khả năng bị lỗ nhiều hơn.
- Thông thường những công ty mang lại lợi nhuận cao nhất thì tỷ lệ lãi gộp của nó phải từ 30% trở lên. Tuy nhiên mức tối thiểu cũng phải đạt được mức 15% trở lên.

5. Tỷ lệ lãi ròng.
- Tỷ lệ lãi ròng tối thiểu phải lớn hơn 5%.
- TỶ LỆ LÃI RÒNG = LNST (12 tháng) /  DOANH THU (12 tháng).
-  Tỷ lệ lãi ròng càng cao khi có biến động về lãi suất, biến động về lãi vay, biến động nguồn nguyên liệu đầu vào, cạnh tranh tăng lên, thì công ty có tỷ lệ lãi ròng cao giúp sức chống chọi trong thị trường chung càng cao.
- Công ty có tỷ lệ lãi ròng dưới 3% thì nó sống trong môi trường sinh hoạt, cạnh tranh rất nhiều. Vì vậy, chúng ta cần phải né hết những công ty có môi trường cạnh tranh cao.
- Gỉa dụ, công ty có tỷ lệ lãi gộp cao khoảng 30%, nhưng tỷ lệ lãi ròng chỉ bằng 2%, chứng tỏ công ty có chi phí quản lý doanh nghiệp, hoạt động doanh nghiệp, lãi vay là rất cao. Toàn bộ chi phí đó nó nuốt hết mọi lợi nhuận.
- Nếu công ty có tỷ lệ lãi gộp thấp, chỉ khoảng 16%, nhưng tỷ lệ lãi ròng cao khoảng 10%/năm, chứng tỏ công ty đó biết cách tiết kiệm chi phí, hoạt đông công ty đó rất tốt. Nên ta cũng nên đâu tư vào công ty đó.

6. Vấn đề cổ tức.
Có 3 loại giá trên thị trường
- Mệnh giá cp: 10đ (theo quy định pháp luật VN).
- Gía thị trường cp: MUA/BÁN (giao dịch tăng giảm)
- Gía trị thực cp: NGHỆ THUẬT (không có công thức định giá giá trị thực của một cp chính xác 100%, không cố định và luôn dao động, nên ta gọi là vùng giá trị thực. Thông thường 1 chuyên viên phải mất từ 2-3 năm mới thông thảo được các phương pháp định giá giá trị thực của một cp).
- Nếu 1 cp thoả mãn hết được 9 tiêu chí trong phần này, thì thông thường nó có giá trị thực thấp hơn với giá thực tế trên thị trường. Chúng ta sẽ chọn được 1 cp tuyệt vời nếu nó thoả mãn được 9 tiêu chí này.
- Ở Vn thông thường chỉ có khoản 10-20 công ty là thoả mãn được 9 tiêu chí này.
Khi công ty nói trả tỷ lệ cổ tức theo tỷ lệ 30%, con số 30% này là trên mệnh giá 10đ.
- Chúng ta có thể xem bản kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp để biết mức trả cổ tức của doanh nghiệp là bao nhiêu % khi đạt được một mức lợi nhận sau thuế. Nếu công ty làm ăn đạt được lợi nhuận sau thuế ở mức đó thì khả năng chúng ta nhận được cổ tức đúng cam kết sẽ cao. Còn nếu công ty làm ăn không lời, thì việc trả cổ tức sẽ là không có.
- Thực nhận cổ tức của chúng ta sẽ còn bị trừ 5% do bị đánh thuế. Ví dụ, cp VNM chúng ta nhận được cổ tức là 3000đ/cp, giá VNM chúng ta mua là 200.000đ/cp, thì mức cổ tức chúng ta nhận được khoảng sấp sỉ 2% trên giá chúng ta mua. Nếu trừ đi thuế chúng ta chỉ còn sấp sỉ 1.4%, tức khoản 2850đ/cp.

7. Bí quyết cơ cấu danh mục.
- Một nhà đầu tư cp cá nhân, không nên cùng 1 thời điểm sở hữu danh mục nhiều hơn 5 cp. Mức tốt nhất chỉ lên từ 3-5cp, nếu chúng ta đầu tư nhiều cp quá chúng ta sẽ bị rối loạn. Còn nếu chúng ta chỉ đầu tư 1-2 cp khi rủi ro thị trường xảy ra, chúng ta sẽ nhận biến động không tốt về thị trường.
- Tuy nhiên chúng ta có thể cùng lúc nghiên cứu và quan sát 10-15 cp. Còn khi thực chiến, thì chúng ta không nên quá 5cp.
- Một nhà đầu tư siêu giỏi, thì người ta chỉ đầu tư tối đa được 7 cp.
- 1 nhà đầu tư quá tham lam, quá tập trung, họ chỉ dồn tiền của mình vào chỉ 1 cp duy nhất, đó là kiểu đầu tư thiên về con bạc được ăn cả, ngã về không.
- Gỉa dụ chúng ta đầu tư 5 cp, 3 sinh lời, 1 đứng giá, 1 giảm giá, nhưng nhìn tổng thể danh mục thì chúng ta vẫn sẽ có lời. Chúng ta có thể điều chuyển tiền trong danh mục cho phù hợp khi mà tỷ lệ 1 cp nào đó có khả năng sinh lời tốt hơn.

8. Mua cp khi nào?
- Cơ hội mua tốt nhất trên thị trường chứng khoán chỉ xuất hiện, khi thị trường giảm mạnh nhất. Khi thị trường giảm mạnh bởi có nhiều nhà đầu tư chán nản họ bán tháo tài sản của mình ra bên ngoài. Có thể họ sẽ bán cả những tài sản tốt với giá rất rẻ nhất.
- Warren Buffett từng nói, hãy tham lam khi người ta sợ hãi, hãy sợ hãi khi người ta tham lam.
- Chúng ta chỉ nên mua khi thị trường giảm giá. Tài sản tốt với giá rẻ chỉ xuất hiện khi thị trường giảm mạnh.
- Chúng ta đôi khi kiên nhẫn ngồi chờ, nhìn những cp tốt giao dịch. Chúng ta có thể chờ 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng...thậm chí là 6 tháng, 12 tháng. Để chúng ta có được cơ hội, mua cp với giá tốt nhất.
- Theo kinh nghiệm mỗi khi thị trường chứng khoán Việt nam sụp đổ, thì thời gian suy giảm của thị trường chứng khoán Việt nam thường kéo dài từ 2-6 tháng. Chúng ta phải chờ đợi thời gian suy giảm ít nhất là 2 tháng trở lên chúng ta mới xem xét mua. Phải thật kỹ và thật chắc trong quyết định mua của mình.
- Lưu ý, chúc ta không nên xác định mua tại điểm đáy của cp, vì xác suất của nó là rất hiếm và khó xảy ra. Thực tế cũng không có phương pháp nào có thể xác định được điểm đáy của cp. Chúng không thể mua được điểm đáy của thị trường, nhưng chúng ta có thể mua được ở điểm gần đáy của thị trường.
- Thông thường, chúng ta thấy hầu hết các nhà đầu tư đều bi quan về thị trường, thì cp đã gần đáy.
- 2 tiêu chí của chúng ta, ngoài việc chọn cp tốt, thì chúng ta phải mua khi giá nó thấp.

9. Một số tiêu chí phụ.
- Chúng ta thấy ban lãnh đạo công ty đang mua cp vào. Vì họ là những người lắm rõ về tình hình công ty nhất. Họ mua vào cp khi họ cho rằng tình hình công ty đang trên đà phát triển tốt để họ tạo lợi nhuận cho cá nhân mình. Đó là một tín hiệu rất tốt. Điều tuyệt vời là môi khi một lãnh đạo công ty mua vào cp sẽ được thông báo trên các kênh thông tin. Đây là tiêu chí tốt, chúng ta nên đi theo dấu chân của những người nội bộ phía bên trong công ty ấy.
- Công ty mua vào cp quỹ của chính công ty mình, khi mà công ty ấy cho rằng giá cp của công ty có giá thấp trên thị trường. Điều này cho thấy, giá thị trường của công ty ấy thấp hơn giá trị thực của công ty.
- Các tổ chức tài chính, quỹ đầu tư chứng khoán đang mua vào cp. Vì họ có những chuyên gia hàng đầu, chuyên ngồi đào sâu, nghiên cứu rất nhiều về cp ấy. Chúng ta nên tham khảo, xem xét để mua vào cp giống như họ.

10. Rà soát danh mục định kỳ cp.
- Bao nhiêu lâu chúng ta sẽ rà soát lại danh mục và cơ cấu vốn, sẽ mua cp nào, bán cp nào? Thông thường chúng ta lên làm điều đó 3 tháng 1 lần. Vì thông thường 1 năm công ty phải báo cáo tài chính 4 lần. Cứ mỗi 1 quý lại báo cáo lại 1 lần. Và thông tin ấy sẽ được công bố công khai ra bên ngoài đại chúng. Và mỗi một lần ấy, chúng ta lại có thêm về thông tin tài chính để xem xét lại cp ấy 1 lần. Chúng ta lên đi theo tư duy đấy để bắt kịp trào lưu của cp ấy.
- Gỉa dụ chúng ta đang có cp với chỉ số ROE của nó là 18%, nhưng khi báo cáo tài chính mới được đưa ra, chỉ số ROE giảm xuống dưới 15%, thì chúng ta nên xem xét lại cp đó hoặc có thể cơ cấu sang cp tốt hợn.
- Trường hợp nếu chỉ số ROE của cp đó từ 30%, sau báo cáo tài chính nó tăng lên 35%, nhưng giá cp của nó lại giảm, thì chúng ta nên xem xét để mua vào cp đó. Đó là tài sản kinh doanh đang tốt lên, nhưng giá thị trường của nó thì đang giảm xuống, chúng ta nên cơ cấu tăng số tiền của mình vào cp ấy.
- Chúng ta nên 1 năm 4 lần để kiểm tra và cơ cấu lại cp.

Để biết rõ hơn về điều này, có lẽ bạn sẽ muốn học cùng chuyên gia. Giá khoá học là 600k/khoá. Đặc biệt khi bạn đăng ký tại đây sẽ được giảm 40% học phí.

Post a Comment

0 Comments