THỬ NGHIỆM Ý TƯỞNG KINH DOANH TRÊN THỰC TẾ

Thử nghiệm ý tưởng kinh doanh trên thực tế cực kỳ quan trọng. Vì vậy, cần được thực hiện trước khi đầu tư kinh doanh. Thử nghiệm trên thực tế giúp ta hạn chế tối thiểu thiệt hại do sản phẩm không có thị trường và tăng khả năng thành công. Nếu xét trên tỷ lệ 95% kinh doanh thất bại, thì thử nghiệm ý tưởng kinh doanh trên thực tế là bước đi quan trọng nếu chúng ta muốn thành công.

>>>  Facebook Marketing Từ A-Z
>>> Học SEO Cùng Chuyên Gia
>>> Khởi Nghiệp Kinh Doanh Online Với 0 Đồng
>>> Bí Quyết Làm Chủ Tuổi 20
>>> Bán Hàng Đỉnh Cao Với Affiliate
THỬ NGHIỆM Ý TƯỞNG KINH DOANH TRÊN THỰC TẾ
THỬ NGHIỆM Ý TƯỞNG KINH DOANH TRÊN THỰC TẾ

1. Vì sao cần thử nghiệm ý tưởng kinh doanh trên thực tế?
Nghiên cứu nhu cầu thị trường dù chi tiết đến đâu, kế hoạch kinh doanh hay đến đâu, nếu chưa được thử nghiệm trên thực tế, vẫn chỉ là giả định. Giả định có thể khác xa so với thực tế!

Có thể giả định khách hàng cần sản phẩm của chúng ta, hay khách hàng đánh giá cao lợi thế bán hàng độc đáo và sẵn sàng chi tiền để trả cho sản phẩm của bạn. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là phỏng đoán, nếu chúng ta không thử nghiệm trước, thì rủi ro thất bại là rất lớn.

Thống kê cho thấy, hơn 95% khởi nghiệp thất bại. Nguyên nhân phổ biến là do không có thị trường cho sản phẩm. Nói cách khác người mua không sẵn sàng trả tiền mua sản phẩm.

Sai lầm của nhiều người kinh doanh là "dốc hết vốn liếng", nhảy ùm vào kinh doanh mà không thử nghiệm trước trên thực tế.  Khi sản phẩm không được thị trường chấp nhận, kinh doanh thất bại. Toàn bộ vốn liếng bị mất, không còn cơ hội nào khác để khởi nghiệp kinh doanh.

Trên online, ta có thể thử nghiệm ý tưởng kinh doanh trên thực tế với chi phí tối thiểu. Đây là việc nhất thiết cần thực hiện, trước khi quyết định kinh doanh đầu tư lớn.

Việc thử nghiệm ý tưởng kinh doanh trên thực tế giúp trả lời câu hỏi hết sức quan trọng: khách hàng có sẵn sàng trả tiền mua sản phẩm của ta hay không?

Hai tình hướng có thể xảy ra:
- Tình huống 1: Khách hàng không sẵn sàng trả tiền mua sản phẩm. Khi đó cần hết sức cẩn thận. Nên điều chỉnh chọn lựa sản phẩm phù hợp, thậm chí dừng lại. Nhờ đó tránh thiệt hại tiền của, xây dựng sản phẩm, tích trữ hàng hóa hay mua sắm dây chuyền sản xuất.
- Tình huống 2: Khách hàng sẵn sàng trả tiền mua sản phẩm. Có cơ hội thành công. Từ đó ta có cơ sở để đầu tư công sức, nguồn lực để xây dựng sản phẩm và bộ máy kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn cần phải thận trọng trước khi đầu tư lớn.

Nhờ thử nghiệm ý tưởng ở quy mô cực nhỏ, ta tối thiểu tổn thất nguồn lực (nếu có) và tăng khả năng kinh doanh thành công.

2. Cách thử nghiệm ý tưởng kinh doanh trên thực tế.

Để thử nghiệm ý tưởng kinh doanh ta thử nghiệm qua 2 bước sau: 
- Bước 1, bán thử sản phẩm cho bạn bè, người thân.
Trong giai đoạn này, ta có thể sử dụng trang facebook cá nhân miễn phí để thử nghiệm. Lưu ý không tích trữ hàng, chỉ bán với hình ảnh. Khi có đơn hàng ta mới mua sản phẩm để giao. Như vậy, giúp tránh tồn kho khi không bán được hàng. Trong giai đoạn này ta không nhằm mục tiêu kiếm lời. Mục tiêu là "thử nghiệm" xem người thân, bạn bè có sẵn sàng bỏ tiền mua sản phẩm hay không? đồng thời nhận phản hồi đánh giá tính khả thi của dự án kinh doanh.Trong giai đoạn này ta chỉ cần huề vốn thậm chí lỗ công là được.

- Bước 2, bán thử sản phẩm cho người lạ. Kết thúc bước 1 nếu thấy khả quan ta tiến hành bước 2, bán thử cho người lạ, còn nếu không khả quan ta cần tìm hiểu cẩn thận trở lại.  Trong một số trường hợp số lượng bạn hoặc người thân ít, hoặc sản phẩm đặc thù không phù hợp với họ ta có thể bỏ qua bước 1.  Sử dụng bước 2 ta có thể sử dụng trang facebook fanpage miễn phí hoặc website "giá rẻ". Facebook cho ta tạo những fanpage hoàn toàn miễn phí. Điểm mạnh của fanpage ta sẽ có số lượng thành viên không giới hạn trong khi đó trang cá nhân chỉ có tối đa 5000 bạn. Hơn nữa nếu sử dụng trang cá nhân để kinh doanh ta sẽ gây khó chịu cho bạn bè của mình.  Trang fanpage giúp ta tách bạch giữa kinh doanh với bạn bè.  Về website, có nhiều nhà thiết kế website giá rẻ chỉ 1 triệu đồng hoặc thấp hơn, chỉ cần search google bạn sẽ thấy họ ngay. Điều quan trọng là ta sử dụng Facebook hoặc Google Adwords để thu hút và bán hàng cho "người lạ". Để thử nghiệm xem họ có sẵn sàng trả tiền để mua sản phẩm hay không.

Giả sử giá 1 click của quảng cáo Facebook hoặc Adwords là 1.000 đồng, ta có thể bỏ ra 3 triệu đồng tương đương với 300 click về fanpage hoặc website để thử nghiệm.

Trên cơ sở đó để đánh giá phản hồi của khách hàng: họ có sẵn sàng bỏ tiền mua hàng không? Nếu kết quả thử nghiệm là không khả thi ta có thể dừng dự án kinh doanh mà không thiệt hại đáng kể.

Kết thúc giai đoạn thử nghiệm, ta muốn đạt đến kết luận:
- Xác nhận sản phẩm có thị trường hay không?
- Xác nhận lợi thế bán hàng độc đáo (USP) được khách hàng đánh giá cao không?
- Đánh giá bộ máy (quản lý, nhân viên, logistics (vận chuyển)...) hoạt động nhịp nhàng, thông suốt như mong đợi?

3. Một số lưu ý quan trọng.
- Nên bán hàng trên hình trước, thay vì trữ hàng hóa. Hạn chế đến mức tối thiểu hàng tồn kho trong giai đoạn này. Nếu cần thiết ta bán rồi lấy hàng từ nhà cung cấp hoặc thậm chí từ đối thủ để giao hàng.
- Không nên xây dựng cửa hàng. Chỉ khi nào thành công, đạt doanh số tương đối thì mới cần cửa hàng. Trong nhiều trường hợp dù doanh số lớn ta cũng không cần cửa hàng.
- Không mua sắm bất kỳ dây chuyền sản xuất nào. Trước tiên cứ bán, nếu có đơn hàng thì có thể lấy hàng từ nhà cung cấp hoặc đối thủ cạnh tranh để giao. Khi có đủ tự tin về doanh số thì mới cân nhắc đầu tư dây chuyền sản xuất.
- Giữ chi phí ở mức tối thiểu: không thuê văn phòng, có thể thuê nhân viên "thời vụ" thay vì nhân viên cố định...vv. tránh tâm lý hoành tráng.

Tóm lại: Sau khi xây dựng Business Concept, bước kế tiếp là thử nghiệm ý tưởng kinh doanh trên thực tế nhằm giảm thiệt hại nếu có. Trong giai đoạn thử nghiệm lưu ý quan trọng nhất là tiết kiệm tối đa chi phí.

Thực hành:
Xác định sản phẩm mà bạn dự định kinh doanh và bán thử trên hình !  Lưu ý: Không tích trữ hàng, không văn phòng, không nhân viên…

Post a Comment

0 Comments