10 Nhược Điểm Chí Mạng Khi Làm Social Media Marketing

Dưới đây là 10 Nhược Điểm Chí Mạng Khi Làm Social Media Marketing mà các bạn nên biết để thực hiện các kênh Social Media hiệu quả hơn.

>>> Có thể bạn quan tâm: Facebook Marketing Từ A-Z
>>> Khởi Nghiệp Kinh Doanh Online Với 0 Đồng
>>>Đỉnh cao bán hàng với Affiliate
10 Nhược Điểm Chí Mạng Khi Làm Social Media Marketing
10 Nhược Điểm Chí Mạng Khi Làm Social Media Marketing

1. Không Cập Nhật Thường Xuyên. 

Người dùng dùng nhận thấy các kênh truyền thông của bạn không có gì mới, họ dần bỏ quên thói quen truy cập các kệnh social media của doanh nghiệp bạn.

2.  Không Thu Hút Thêm Người Dùng.

Việc thu hút thêm được người theo dõi nhằm cho thấy chiến lược của bạn đang đi đúng hướng. Hãy cố tạo điều gì đó mới mẻ nhằm thu hút lượng lớn người theo dõi có thuộc tính nhân khẩu học đa dạng hơn.

3. Thiếu Sự Tương Tác Với Người Dùng

Điều quan trọng không phải chỉ là gửi thông điệp đi, nhưng hãy dành thời gian để tương tác với những người đã tiếp cận với thông điệp của mình.

4. Làm Dụng Quảng Cáo Trên Các Kênh Truyền Thông XH.

Không nên chỉ thuyết phục người khác mua hàng, hay truyền tải những thông điệp tiếp thị. Nên cung cấp những thông tin hữu ích gây sự chú ý của người khác, mang tính giải trí, hoặc khơi dậy sự đối thoại.

5. Bật Chế Độ Tự Động Đăng Bài Trên Tất Cả Các Kênh Social Media

Mỗi 1 kênh Social Media nên có những nội dung phù hợp. Việc đăng tải nội dung trên Facebook, sẽ khác với việc đăng tải trên Twiter, hoặc các trang mạng XH khác.

6. Chưa Thiết Lập Bộ Hướng Dẫn Nhận Dạng Thương Hiệu Cho Các Kênh truyền Thông XH.

- Muốn thương hiệu của mình ngày càng trở nên mạnh mẽ, thì cần phải lập ra một bộ cẩm nang quy định cách thể hiện hình ảnh của doanh nghiệp trước công chúng.

- Bộ hướng dẫn nhận dạng tốt bao gồm:

   + Người chịu trách nhiệm cập nhật trên Social Media.

   + Tần suất cập nhật.

   + Thể loại nội dung bài đăng.

   + Hình ảnh minh họa cho bài đăng

   + Ngữ điệu trong các bài đăng.

7. Áp Dụng Chiến Lược Từng Bài Đăng Một.

Những công ty thành công là những công ty đã phát triển một chiến lược bao quát nhằm kết nối với người dùng.  Hãy dành thời gian đặt mục tiêu tổng thể để định hướng cho từng nội dung được đăng tải mỗi ngày.

8. Phớt Lờ Hoặc Xóa Những Lời Bình Luận Tiêu Cực

Cách tốt nhất đối với những bình luận tiêu cực đó là đối đầu bằng cách phản hồi bằng những lời giải thích chân thành.

9. Không Nhanh Chóng Phản Hồi Cho Khách Hàng.

- Theo nghiên cứu của Social Habit, thì 32% khách hàng liên hệ qua mạng xã hội để yêu cầu hỗ trợ, và mong muốn được phản hồi trong vòng 30 phút, có thể cả ngoài giờ làm việc của công ty.

- Hãy cân nhắc việc sử dụng những hệ thống quản lý Social Media như Hootsuite hoặc Sprout Social để đơn giản hóa quy trình quản lý.

10. Không Đo Lường Lợi Tức Đầu Tư

Nên có phương pháp theo dõi, giám định những gì bỏ ra nhằm đảm bảo mình đang phân phối các nguồn lực một cách khôn ngoan.

Post a Comment

0 Comments