QUY TRÌNH LÀM SEO HIỆU QUẢ

Phần trước mình đã giới thiệu cho các bạn SEO là gì? Và làm Seo như thế nào cho hiệu quả? Trong phần này mình sẽ giới thiệu cho các bạn một Quy trình làm SEO hiệu quả. Hiện nay, SEO là kênh được mọi người tập chú nhiều nhất, và là quá trình tối ưu để Website của bạn trở nên thân thiện với công cụ tìm kiếm. Giúp cho Website nhanh chóng lên TOP, quan trọng là bán được sản phẩm hoặc dịch vụ. Vậy đâu là quy trình làm SEO hiệu quả?
QUY TRÌNH LÀM SEO HIỆU QUẢ
QUY TRÌNH LÀM SEO HIỆU QUẢ
Video hướng dẫn chi tiết về quy trình SEO hiệu quả
Quy Trình Làm SEO Hiệu Quả Gồm 5 bước:
- Nghiên cứu từ khóa (keyword Resarch).
- Thiết kế website.
- Tối Ưu Onpage
- Quảng bá website (website Marketing)
- Ranking (đo lường)
1. Nghiên Cứu Từ Khóa (Keyword Research). 
Đây là quá trình nghiên cứu thị trường và lựa chọn cho mình từ khóa chuẩn qua việc:
- Tìm hiểu thị trường: đang có xu hướng gì, những cơ hội nào?
- Nghiên cứu đối thủ: đang làm gì, SEO từ khóa nào, chiến lược SEO của họ ra sao?
- Nghiên cứu từ khóa: Khách hàng tìm kiếm gì trên Google, bạn chọn từ khóa nào? Tránh chọn từ khóa không có người tìm kiếm.
- Thiết lập mục tiêu kinh doanh: SEO chỉ là công cụ qua đó nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh, bán được sản phẩm.
2. Thiết kế website. 
Trong phần này chúng ta sẽ tiến hành thiết kế website và tiến hành đưa từ khóa (keyword) vào website. Một website cơ bản phải bao gồm các phần sau:
(1) Phần giới thiệu: phải chứa (Brand keyword: tên thương hiệu hay từ khóa thương hiệu). Thường là tên công ty, nhà cung cấp, hay đơn vị sản xuất. Thí dụ: Công Ty CP TM Hưng Vinh (Tên thương hiệu).
(2) Sản phẩm (sản phẩm/dịch vụ ). Trong phần này phải chứa Keywords về Sản phẩm. Ví dụ: Bột Ngũ Cốc Yuht Nai, Dầu Xoa Bóp Bình An...
(2) Danh mục tin tức. (phải chứa sale Keyword). Cần áp dụng chiến lược, kỹ thuật SEO Onpage và SEO Copywriting. Thường xuyên cập nhật bài viết mới, ít nhất 1 bài trong ngày. Việc này giúp:
- PR cho sản phẩm.
- Tạo niềm tin cho sản phẩm.
- Cập nhật thêm bài viết cho website giúp con bọ tìm kiếm thường xuyên ghé thăm website. Việc này được Google đánh giá cao và giúp website lên TOP nhanh chóng và an toàn.
(4) Thông tin liên hệ. Phải gắn Google Place, nhằm tạo niềm tin của khách hàng vào sản phẩm, dịch vụ của bạn. Giúp khách hàng có thể nhanh chóng xác định được vị trí của bạn.
3. SEO Onpage (tối ưu website)
Đây là kỹ thuật giúp website thân thiện với công cụ tìm kiếm Google, để Google dễ dàng nhận biết nội dung website của bạn đang đề cập đến loại đề tài nào và giúp Index danh mục đó lên công cụ tìm kiếm và giúp người xem có thể dễ dàng tìm kiếm thấy nội dung.
Phần này mình đã từng giới thiệu cho các bạn trong một số nội dung trước, nhưng cũng cần phải nhắc lại để giúp các bạn hiểu kỹ hơn vấn đề. Các bạn cần nhớ, khi làm Seo là làm SEO cho Site (tức trang nhỏ trong website). Vì vậy, khi SEO Onpage các bạn cần lưu ý tối ưu những mục sau:
- Tối ưu thẻ meta Title (tiêu đề).
-  Thẻ meta Description (mô tả).
-  Thẻ meta Keywords (từ khóa).
-  Mật độ từ khóa (sử dụng Keyword Density để đo lường)
-  Thẻ H1, H2, H3…H6
-  Thẻ Alt
-  Thẻ URL (sử dụng url tĩnh vì thân thiện cho SEO).
4. Quảng bá website (website Marketing & SEO Off-page):
Đây là công đoạn quảng bá website của bạn đến cộng đồng bằng việc xây dựng backlink trỏ về website. Nhằm mục đích giúp người xem có thể biết đến website của bạn và có được lượng traffic nhất định cho website.
Bạn xây dựng liên kết với các trang web bên ngoài bằng việc quảng bá Website của bạn trên các Forum (diễn đàn), hay các trang mạng xã hội như Facebook, Google+, Twetter... Đây là cách để người ta biết đến Website. Nếu website của bạn có nội dung chất lượng, người xem lưu trên trang lâu và xem nhiều bài viết khác nhau, sẽ giúp cho Google nhận biết website của bạn là chất lượng. Điều này sẽ rất tốt cho website của bạn lên TOP Google.
5. Ranking (đo lường, đánh giá, điều chỉnh).
Một website hiệu quả thì sẽ luôn được đánh giá, đo lường, cũng như tinh chỉnh nội dung sao cho phù hợp với nhu cầu người xem. Một số thông số đo lường mà bạn cần quan tâm như:
-  Đo lường hiệu quả kinh doanh, tỷ lệ chuyển đổi (số lượng người đăng ký mua sản phẩm hoặc dịch vụ).
-  Lượng truy cập tăng hay giảm.
-  Thứ hạng website trên Google.
-  Xếp hạng trên Alexa.
-  Số lượng liên kết trỏ về website.
-  Nguồn liên kết.
-  Xu hướng từ khóa, đang có xu hướng đi lên, hay giảm.
-  Sự thay đổi của đối thủ.
-  Phân biệt được từ khóa nào mình bán được hàng, từ khóa nào mình không bán được hàng để tập trung hơn trong vấn đề SEO.
Trong các bước trên, thì bước nào cũng quan trọng như nhau. Quy trình này này được lặp đi lặp lại liên tục trong suốt quá phát triển website. Cách làm có thể thay đổi, tùy theo mức độ đánh giá tính hiệu quả của bạn. Chúc bạn có thêm kiến thức về quy trình làm SEO hiệu quả!

 Nguyễn Hưng

Post a Comment

0 Comments